TIẾP THỊ & TIÊU DÙNG

Cậu bé tiểu học viết văn về loài gà, mở đầu đầy triết lý nhưng những dòng cuối khiến cư dân mạng cười không nhặt được miệng!

Đúng là chỉ có trẻ nhỏ mới nảy ra những ý tưởng viết văn như này.

Những bài văn miêu tả của học sinh tiểu học thường khiến người lớn phải ôm bụng cười. Bởi suy nghĩ của đám trẻ luôn rất ngây ngô, chân thực, nhưng cũng có lúc tại tưởng tượng quá đà, bay bổng, phi thực tế. 

Chẳng hạn, trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây truyền tay nhau một bài văn về loài gà của một em học sinh tiểu học. Chỉ có vài dòng ngắn ngủi, em này đã khắc hoạ một cuộc trò chuyện đầy “triết lý” giữa 2 mẹ con nhà gà. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện này không chỉ triết lý mà còn nhuốm máu… “bi hài kịch” khiến không chỉ giáo viên mà cộng đồng mạng phải cười chảy nước mắt. Thậm chí, một số cư dân mạng còn cho rằng: “Đây là cuộc trò chuyện cảm lạnh nhất năm”.

Cụ thể, nội dung bài văn (ảnh dưới) như sau:

“Gà

Gà con hỏi: “Tại sao con người sống thì ai cũng có tên, còn chúng ta đều gọi là “gà”?

Gà mẹ trả lời: “Con người khi sống thì có tên, nhưng chết đi thì gọi là “ma”. Chúng ta sống thì không có tên, nhưng khi chết đi lại có rất nhiều tên gọi”.

Gà con: “Thật vậy sao? Có những tên gì ạ?”

Gà mẹ: “Cà ri gà, gà luộc, gà quay, gà kho, gà xé phay, gà hấp, gà nướng, gà chiên giòn, gà rán, gà chua ngọt, gà xốt tiêu, cánh gà chiên, gà xào cay…”.

Bài văn hài hước về loài gà

Nhiều cư dân mạng đọc xong đã để lại loạt bình luận hài hước. Chẳng hạn một cư dân mạng cho biết: “Nghe 2 mẹ con này trò chuyện mà sao tự dưng tôi thấy áy náy thế này, hết muốn ăn thịt gà luôn”. Một người khác thì bình luận: “Ha ha ha đây là chuyện kinh dị dành cho loài gà đúng không, đúng là chỉ có trẻ con mới nghĩ ra mấy thứ này”. 

Trong khi một người khác lại hài hước phản bác: “Gà mẹ triết lý đấy nhưng không đúng nhé. Gà cũng có nhiều tên mà, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Hubbard, gà Sasso,… Mẹ gà thiếu hiểu biết rồi nhé”.

Hiện tại, bài văn hài hước này vẫn đang được cư dân mạng xứ Trung bàn tán rôm rả. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài văn này?



Nguồn

Exit mobile version