TIẾP THỊ & TIÊU DÙNG

Chân dung những nhà văn nữ nổi tiếng “ẩn mình” dưới bút danh nam

Nell Harper Lee (bút danh Harper Lee):

Nelle Harper Lee, nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết kinh điển Giết con chim nhại, đã chọn viết dưới cái tên trung tính về giới tính “Harper Lee”. Mặc dù bà không lấy bút danh nam giới rõ ràng, việc bỏ tên “Nelle” là một chiến lược. Vào thời điểm đó, thế giới văn học vẫn do các tác giả nam thống trị, và bút danh Harper Lee giúp bà được coi trọng. Cuốn tiểu thuyết của bà đã trở thành một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất trong văn học Mỹ, đề cập đến những chủ đề sâu sắc như bất công chủng tộc và đạo đức.

Chị em nhà Brontë (bút danh Ellis, Acton và Currer Bell):

Chị em nhà Brontë – Charlotte, Emily và Anne – mỗi người đều lấy bút danh nam giới để thuận lợi xuất bản tác phẩm của mình vào thế kỷ XIX. Dưới những cái tên Currer Bell (Charlotte), Ellis Bell (Emily) và Acton Bell (Anne), họ đã mang đến cho thế giới một số tác phẩm văn học vĩ đại nhất trong lịch sử.

Jane Eyre của Charlotte Brontë, Đồi gió hú của Emily Brontë và The Tenant of Wildfell Hall của Anne Brontë đều đã trở thành những tác phẩm kinh điển, tuy nhiên những ấn bản đầu tiên của chúng gặp phải sự nghi ngờ và giám sát kỹ lưỡng do danh tính tác giả không rõ ràng. Ba chị em nhà Brontë lo sợ rằng tác phẩm của họ có thể không được coi trọng nếu độc giả biết chúng được viết bởi phụ nữ.

Louisa May Alcott (bút danh A.M. Barnard):

Louisa May Alcott, nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết Little Women, đã chọn bút danh A.M. Barnard khi viết những tác phẩm có nội dung kinh dị, giật gân trong giai đoạn đầu sự nghiệp.

Vào thời điểm phụ nữ được kỳ vọng sẽ viết những tác phẩm tình cảm, nội trợ, những tác phẩm kinh dị và bí ẩn của bà như Đằng sau chiếc mặt nạCuộc rượt đuổi tình yêu định mệnh kéo dài được xuất bản dưới bút danh nam nhằm giúp bà tách khỏi hình ảnh nữ tính của những tác phẩm “lành mạnh” trong tương lai.

Mary Ann Evans (bút danh George Eliot):

Mary Ann Evans lấy bút danh George Eliot để đảm bảo các tác phẩm của bà được đón nhận nghiêm túc trong thế giới văn học do nam giới thống trị ở thế kỷ XIX. Các tiểu thuyết của bà, bao gồm Middlemarch, Silas MarnerThe Mill on the Floss, hiện nằm trong số những tác phẩm hay nhất của văn học Anh.

Bằng cách chọn bút danh nam, bà Evans hy vọng tránh được định kiến cho rằng phụ nữ chỉ có thể viết những câu chuyện tình lãng mạn nhẹ nhàng. Bà đã thành công trong việc giành được sự công nhận của giới phê bình nhờ những miêu tả chân thực về cuộc sống và tâm lý phức tạp của con người.

Amantine Lucile Aurore Dupin (bút danh George Sand):

Amantine Lucile Aurore Dupin, tiểu thuyết gia và nhà viết hồi ký người Pháp, ra mắt với cái tên George Sand. Sand được biết đến với lối sống táo bạo và độc đáo, cũng như những bài viết thách thức các chuẩn mực xã hội.

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của bà bao gồm IndianaConsuelo, những cuốn tiểu thuyết khám phá chủ đề về tình yêu, tự do và hoàn cảnh khó khăn của phụ nữ trong xã hội. Việc lấy tên nam giới này giúp Sand tự do bày tỏ ý tưởng của mình mà không bị giới hạn bởi những định kiến giới tính thời bấy giờ.

Katharine Burdekin (bút danh Murray Constantine):

Katharine Burdekin, nhà văn người Anh nổi tiếng với tiểu thuyết viễn tưởng và suy đoán, đã sử dụng bút danh Murray Constantine cho phần lớn tác phẩm của mình. Một trong những cuốn tiểu thuyết đáng chú ý nhất của bà, Swastika Night (1937), là bức chân dung rùng rợn về một tương lai do Đức Quốc xã thống trị. Việc Burdekin chọn bút danh nam cho phép bà viết về những chủ đề thường bị phụ nữ bỏ qua, như chiến tranh, chính trị và chủ nghĩa toàn trị, giúp tác phẩm của bà được nhìn qua lăng kính nghiêm túc và tôn trọng hơn.

Alice Bradley Sheldon (bút danh James Tiptree Jr.):

Alice Bradley Sheldon, nhà văn khoa học viễn tưởng người Mỹ, đã chọn bút danh James Tiptree Jr. để che giấu danh tính thật trong nhiều năm. Bí mật về danh tính thực sự của bà được giấu kín cho đến năm 1977 khi có người tiết lộ “Tiptree” là một phụ nữ.

Các tác phẩm của bà, thường khám phá giới tính, tình dục và bản sắc, được ca ngợi vì sự sâu sắc và phức tạp. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất của bà, The Girl Who Was Plugged In, đã nhận được sự hoan nghênh đáng kể trong thể loại này.

Joanne Rowling (bút danh J.K. Rowling/Robert Galbraith):

Joanne Rowling, tác giả của bộ truyện Harry Potter rất nổi tiếng, đã chọn cái tên J.K. Rowling để xuất bản. Nhà xuất bản đề nghị bà sử dụng tên viết tắt thay vì tên đầy đủ của mình, vì sợ rằng đối tượng mục tiêu, các chàng trai trẻ, có thể không chọn cuốn sách do phụ nữ viết. Do không có tên đệm, Rowling đã chọn “K” cho Kathleen, tên người bà của mình. Sau đó, bà sử dụng bút danh nam Robert Galbraith cho loạt tiểu thuyết tội phạm của mình, bao gồm The Cuckoo’s Calling, để tạo danh tính riêng và tránh sự nổi tiếng quá lớn mà bà có được với tư cách là tác giả của Harry Potter.



Nguồn

Exit mobile version