TIẾP THỊ & TIÊU DÙNG

Lý giải về “âm thanh tàu vũ trụ” ở nơi sâu nhất thế giới

Sau 8 năm kể từ khi được phát hiện, âm thanh “giống tàu vũ trụ” mà một tàu thăm dò biển sâu vô tình ghi lại ở rãnh Mariana thuộc Thái Bình Dương vừa được lý giải.

Âm thanh kỳ lạ này được gọi là “biotwang”, chia thành hai phần. Phần đầu tiên là âm thanh trầm, khàn vang vọng khắp nơi. Phần thứ hai là tiếng chuông kim loại cao vút mà các nhà nghiên cứu ví như âm thanh phát ra từ tàu vũ trụ trong phim Star Trek hay Star Wars.

Tiếng động được mô tả thực ra là âm thanh đặc biệt mà một loài cá voi tạo ra – Ảnh: NOAA

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Ann Allen, nhà hải dương học từTrung tâm Khoa học nghề cá Thái Bình Dương – Cơ quan Quản lý Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), xác định âm thanh kỳ lạ đó là do cá voi Bryde (Balaenoptera edeni) tạo ra.

Theo bài công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science, nhóm nghiên cứu đã nhờ vào các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới để sàng lọc hơn 200.000 giờ ghi âm có chứa nhiều âm thanh khác nhau của đại dương.

Khi bắt đầu nghi ngờ âm thanh “tàu vũ trụ” thật ra là tiếng cá voi, họ tiếp tục xem xét thời điểm phát ra tiếng kêu với mô hình di cư của loài.

Nhóm tác giả cũng sử dụng AI để biến biotwang thành hình ảnh quang phổ, giúp dễ dàng được phân biệt với các tiếng ồn khác bằng thuật toán học máy.

Điều đặc biệt, tiếng biotwang chỉ có thể được nghe thấy ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, mặc dù cá voi Bryde di chuyển khắp một khu vực rộng lớn hơn nhiều. Điều này cho thấy chỉ có một quần thể cá voi cụ thể mới tạo ra âm thanh này.

Dữ liệu cũng cho thấy tiếng ồn sinh học tăng đột biến vào năm 2016, khi nhiệt độ đại dương tăng do hiện tượng El Niño khiến số lượng cá voi Bryde đến khu vực này tăng lên.

Người ta vẫn chưa rõ tại sao những lời kêu gọi này lại kỳ lạ đến vậy. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là một hình thức liên lạc đặc biệt, giống như những lời kêu gọi.

Nguồn

Exit mobile version