Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc trong thiết kế kiến trúc đương đại
Tóm tắt
Kiến trúc và điêu khắc là hai lĩnh vực nghệ thuật tưởng chừng như riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Nó nhấn mạnh tính động, tính tương đối và tính thống nhất trong sự đa dạng của mọi sự vật. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn của thời đại và văn hóa.Trong thiết kế kiến trúc đương đại đã có nhiều kiến trúc sư vận dụng các yếu tố tạo hình của nghệ thuật điêu khắc để thiết kế các công trình kiến trúc làm cho công trình không chỉ giải quyết vấn đề công năng mà còn trở thành một tác phẩm nghệ thuật với nhiều giá trị thẩm mỹ. Bằng phương pháp phân tích tài liệu kết hợp với dữ liệu từ các bài báo và nghiên cứu trước, bài viết chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa kiến trúc và điêu khắc qua một số công trình kiến trúc đương đại.
Từ khóa: Mối quan hệ, kiến trúc, điêu khắc gỗ, kiến trúc đương đại, nội thất đương đại, kiến trúc bền vững…
Relationship between architecture and sculpture in contemporary architectural design
Abstracts
Architecture and sculpture are two seemingly separate fields of art but have a close relationship and complement each other. It emphasizes dynamism, relativity and unity in the diversity of all things. The combination of these two elements has created unique works of art, bearing the mark of the era and culture. In contemporary architectural design, many architects have applied visual elements. of sculpture to design architectural works, making the project not only solve the problem of function but also become a work of art with many aesthetic values. Using document analysis method combined with data from previous articles and research, the article points out the relationship
Keywords: Relationship, architecture, sculpture, wood carvings, contemporary architecture, contemporary interior, sustainable architecture…
1. Sự tương đồng và bổ trợ trong tạo hình kiến trúc và điêu khắc
Kiến trúc và điêu khắc là hai loại hình nghệ thuật xuất hiện từ khi con người biết lao động sản xuất để làm ra của cải vật chất. Ngày nay, cả kiến trúc và điêu khắc đều hướng đến mục tiêu làm đẹp không gian sống, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao. Con người ngoài việc sử dụng các công cụ để tạo dựng nơi ăn chốn ở (công năng vật chất) thì còn có nhu cầu làm đẹp cho không gian sống của mình (công năng tinh thần) thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật. Kiến trúc hay điêu khắc đều có sự biểu cảm riêng nhưng đều truyền tải thông điệp nghệ thuật và được coi như một dạng ngôn ngữ nghệ thuật lấy hình và khối, màu sắc, chất liệu… làm công cụ để thể hiện ngôn ngữ thẩm mỹ thể hiện sự phát triển văn minh của thời đại được hình thành qua quá trình nghiên cứu sáng tác.
Trong lịch sử, kiến trúc và điêu khắc được xem là nghệ thuật đại diện cho các đối tượng quan sát hoặc tưởng tượng bằng vật liệu rắn và trong kích thước ba chiều. Kiến trúc và điêu khắc là những loại hình nghệ thuật lâu đời, nhiều sự kết hợp giữakiến trúc và điêu khắc đã tồn tại như cột mốc địa danh, tượng đài kỉ niệm, tượng thờ, trang trí trên kiến trúc, tác phẩm điêu khắc trong quần thể kiến trúc… đã trở thành biểu tượng văn hóa thế giới. Một trong số biểu hiện của tác phẩm điêu khắc là cầu nối giữa các điểm riêng và điểm chung của văn hóa, bất kể sự khác biệt về nguồn gốc và xuất phát điểm. Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc thường tồn tại trong không gian cố định và xác định, gần như một thuộc tính vĩnh cửu của không gian. Nghệ thuật điêu khắc tồn tại trong không gian mở, trong kế cận với, hoặc bao gồm kiến trúc hoặc cảnh quan.
Nhìn trung kiến trúc và điêu khắc có rất nhiều các đặc điểm tương và bổ trợ cho nhau có thể kể đến như sau:
Ngôn ngữ hình khối: kiến trúc và điêu khắc đều sử dụng ngôn ngữ hình khối, đường nét, ánh sáng và bóng tối để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.Hình là nét khái quát là bản chất của sự biểu hiện, là nét khái quát về mặt hình dáng, hình thể, có giá trị cô đọng. Khối là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, là hiện tượng, điều mà bản chất muốn phản ánh.Hình khối được biểu hiện qua yếu tố thị giác bằng thể tích vật lý của hình dạng và phần không gian đặt để. Các tác phẩm điêu khắc, hay thiết kế 3D và kiến trúc đều gợi liên tưởng đến hình khối nhưng cũng có thể liên quan đến ảo giác ba chiều trên bề mặt hai chiều.
- Hình khối ba chiều có thể được tạo mẫu (thêm khối), chạm khắc (bớt khối) và xây dựng (xây khối). Nó có thể được tạo ra từ nhiều vật liệu điêu khắc khác nhau. Nó có thể là động học, liên quan đến ánh sáng và chuyển động được tạo ra bởi các phương tiện tự nhiên, cơ học và điện tử.
- Đường nét: Trong hầu hết các hình thức nghệ thuật như kiến trúc và điêu khắc, các đường nét này sẽ là đường viền hoặc cạnh của một tác phẩm.
- Không gian: Không gian bao gồm là không gian âm và dương. Không gian dương là tổng thể hình khối giữa các đường viền. Không gian âm là không gian trống, nằm xung quanh các vật thể.
- Mặt phẳng: Mặt phẳng là một bề mặt phẳng trên một tác phẩm nghệ thuật.
- Màu sắc: Đây là yếu tố quan trọng của một tác phẩm kiến trúc hoặc điêu khắc mô tả màu sắc thực tế của vật liệu được sử dụng.
- Khối lượng hoặc Thể tích: Thể tích là không gian một vật chiếm lĩnh trong ba chiều khép kín, độc lập, không thể xuyên thủng.
Tạo hình không gian: Kiến trúc tạo ra không gian kiến trúc, còn điêu khắc tạo ra các khối hình trong không gian đó. Cả hai cùng góp phần bổ trợ tạo nên một không gian vừa mang tính công năng vừa mang tính thẩm mỹ. Ngôn ngữ của tạo hình không gian kiến trúc là phương tiện của tư duy sáng tác kiến trúc với các thành tố như hình và khối, chất liệu và vật liệu, chất cảm dưới ánh sáng, thủ pháp sáng tác có tính cá nhân cộng sinh với các yếu tố của điêu khắc nhưđường nét, không gian, hình khối, thể tích, hình dạng, màu sắc, nhịp điệu, sự lặp lại, tính liên tục, điểm nhấn, sự cân bằng… cùng với tạo hình không gian kiến trúc tạo thành một hình thể hoàn chỉnh. Hai thành tố này có mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh cùng nhau trong tạo hình quần thể kiến trúc. Đối với mỗi công trình kiến trúc đều có một ngôn ngữ kiến trúc riêng, chứa đựng phong cách sáng tác của người thiết kế, truyền tải chức năng sử dụng, biểu hiện của công trình thể hiện sự ứng xử với môi trường xung quanh của công trình đó, kiến trúc và điêu khắc phù hợp với cảnh quan và giới hạn một không gian trong đô thị.
Mục đích xã hội và tính duy nhất: Trong một quan điểm về nghệ thuật công cộng Jurgen Haberman cho rằng, nghệ thuật công cộng (bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có cả kiến trúc và điêu khắc) là một cuộc diễn thuyết giữa nghệ sĩ và công chúng, mối quan hệ không có chủ đề giữa những con người vớinhau hơn là lợi ích thị trường hoặc nhà nước.
2. Sự kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc qua một số công trình kiến trúc đương đại
2.1. Điêu khắc trên kiến trúc
Biểu hiện của loại hình điêu khắc trên kiến trúc trong các công trình kiến trúc đương đại có thể thấy trên các thiết kế của KTS Antonio Gaudi. Tiêu biểu ở trào lưu chủ nghĩa hiện đại Catalan không chỉ có trong kiến trúc mà còn thể hiện trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, chế tác thủy tinh, đồ mộc, đồ kim loại và cả văn học thời điểm đó. Điểm đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại Catalan lúc bấy giờ bao gồm một loạt những hình dạng không đối xứng, trang trí ấn tượng, họa tiết liên quan đến thiên nhiên và các đường cong được sử dụng chủ yếu. Gaudi đã từng tuyên bố: “Đường thẳng thuộc về con người, đường cong thuộc về Chúa”. Gaudi đã có công lớn trong việc xây dựng phong cách kiến trúc này, không chỉ dừng lại ở mức tô điểm cho Barcelona mà còn được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Một số công trình nổi tiếng theo phong cách Modernism của Gaudi tiêu biểu có Casa Batlló. Trí tưởng tượng đầy cảm hứng của Antoni Gaudí đã bộc lộ rõ nét trong một trong những thiết kế thơ mộng và nghệ thuật nhất của ông. Những suy nghĩ của Gaudi về kiến trúc và thiên nhiên được thể hiện cả bên trong và bên ngoài Casa Batllo, được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Tương tự như các tác phẩm khác, họ nói rằng nó đại diện cho biển, cơ thể con người và thiên nhiên.Trên công trình này có thể nhận thấy các yếu tố điêu khắc trên kiến trúc như:
- Tượng: Trên nóc của công trình được thiết kế với những cột trụ gợi nhớ đến xương động vật
- Phù điêu: Các phù điêu thường được chạm khắc trên các cột, tường, trần nhà để kể lại các câu chuyện hoặc thể hiện các chủ đề.Sự tổng hợp về hình dạng động vật, những đường cong giống như cây nho, gợi ý về xương và bộ xương, được thể hiện trên chất liệu bằng các mảnh gốm tráng men và thủy tinh.
- Hoa văn: Các hoa văn trang trí được chạm khắc trên các bề mặt của kiến trúc tạo nên vẻ đẹp tinh xảo.
2.2. Kiến trúc điêu khắc:
Đây là một khái niệm mới, kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc, tạo ra những công trình kiến trúc như một tác phẩm điêu khắc, như các tác phẩm của Zaha Hadid tiêu biểu là công trình Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev, Azerbaij. KTS với phong cách thiết kế giải tỏa kết cấu. Công trình tiêu biểu với cách xử lý hình khối, có sử chuyển biến về hình thể, phá bỏ các góc nhọn, sự chuyển động liên tục từ kiến trúc đến không gian nội thất tạo nên chỉnh thể công trình kiến trúc như một tác phẩm điêu khắc đương đại. Ý tưởng về dạng hình và khối được biến thể từ các hình cơ bản phá bỏ các góc nhọn tạo cảm giác về các chiều không gian không rõ ràng. Những đường chuyển động trên các khối, khả năng liên hợp khối tạo nên nhịp điệu kết hợp với chất liệu và hiệu quả của ánh sáng đã cho thấy sự phá bỏ các nguyên tắc thiết kế truyền thống, quy định thông thường đã tạo ra một quan điểm mới về ngôn ngữ tạo hình trong kiến trúc, có tính định hướng cho thiết kế tương lai.
2.3. Ý nghĩa của sự kết hợp
- Tăng cường giá trị thẩm mỹ: Sự kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc giúp tăng cường giá trị thẩm mỹ cho công trình kiến trúc, tạo nên những không gian sống đẹp và ấn tượng. Trong xã hội hiện đại nhu cầu thẩm mỹ rất được đề cao biểu hiện cái riêng của người thiết kế cũng như người sử dụng. Kiến trúc và điêu khắc đều được biểu hiện với chiều kích thước thứ 3 do tác động của ánh sáng nên có thể cảm nhận ở dạng khối với cấu trúc của không gian ba chiều.
- Truyền tải thông điệp như chức năng giao tiếp: Các tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc thường mang những thông điệp sâu sắc về văn hóa, tôn giáo, lịch sử.
- Tạo ra những tác phẩm độc đáo: Sự kết hợp này giúp tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, không bị trùng lặp.Điêu khắc làm phong phú cho kiến trúc với các tác phẩm điêu khắc như tượng, phù điêu, hoa văn trang trí… làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cho công trình kiến trúc. Ngược lại kiến trúc tạo không gian cho điêu khắc, kiến trúc cung cấp một không gian cụ thể để các tác phẩm điêu khắc được đặt vào và phát huy tối đa giá trị của chúng.
- Sự giao thoa và phát triển: Qua quá trình lịch sử, ranh giới giữa kiến trúc và điêu khắc ngày càng mờ nhạt. Xuất hiện nhiều tác phẩm kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này, tạo ra những phong cách nghệ thuật mới.
Kết luận
Qua những phân tích trên có thể thấy kiến trúc và điêu khắc có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn của thời đại và văn hóa.Trong nghệ thuật tạo hình kiến trúc và điêu khắc thì yếu tố hình và khối là phương thức cấu thành nên ngôn ngữ biểu hiện của công trình hay tác phẩm, nó ảnh hưởng bởi tư duy sáng tác nhằm diễn đạt cảm xúc, phản ánh nhu cầu thẩm mỹ.
- Kiến trúc và điêu khắc có mối quan hệ hữu cơ vì đều dựa trên nền tảng nghệ thuật lâu đời, phát triển để phục vụ các nhu cầu thẩm mỹ và tinh thần của con người.
- Điêu khắc và kiến trúc bổ trợ rất đắc lực cho nhau, với kiến trúc điêu khắc làm gia tăng tính lộng lẫy, và làm mềm mại các khối kiến trúc phẳng trơn, truyền tải thông điệp nghệ thuật và các giá trị văn hóa nhằm tôn vinh công trình kiến trúc. Với điêu khắc kiến trúc chính là nền thể các tác phẩm điêu khắc có đất phô diễn tính thẩm mỹ và văn hóa, có đất cho sự sáng tạo phát triển không ngừng.
- Kiến trúc và điêu khắc kết hợp với nhau tạo ra sự hòa hợp, tính hoành tráng, triết lý văn hóa phục vụ nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, ngày càng đa dạng của cộng đồng xã hội.
- Kiến trúc và điêu khắc trong các công trình kiến trúc đương đại ngày nay có sự phát triển không ngừng, có những tác phẩm đã xóa nhòa các ranh giới của hai loại hình nghệ thuật này, không còn phân biệt được do chúng đã hòa vào làm một thể thống nhất.
KTS trung Quang Thành
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 10-2024)
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Lâm Biền (2003), Chùa Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[2] Trần Lâm Biền (2017), Đình làng Việt (Châu thổ Bắc Bộ). NXB Khoa học xã hội.
[3] Nguyễn Văn Cương (2006) Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ. NXB Văn hóa thông tin.