Những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 9-13/12
Tuần tới, ngoài diễn biến Bitcoin và dữ liệu lạm phát Mỹ, thị trường cũng chờ đợi quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương Châu Âu, Úc và Brazil.
Dưới đây là những sự kiện tài chính đáng chú ý trong tuần 9-13/12/2024:
1/ ECB SẼ QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO SAU 4 LẦN GIẢM LÃI SUẤT?
Đối với các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), cuộc họp gần đây nhất, vào tháng 10/2024, có vẻ đã diễn ra từ rất lâu, bởi từ đó đến nay có quá nhiều sự kiện trên thế giới.
Kể từ đó, chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có nghĩa là khu vực đồng euro sẽ phải đối mặt với những khó khăn mới trong quá trình hồi phục kinh tế, với khả năng phải chịu mức thuế quan mới, khi chính phủ ở các nền kinh tế lớn nhất trong khối là Đức và Pháp đã sụp đổ, thậm chí Pháp còn chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị lần thứ hai chỉ trong vòng sáu tháng. Tất cả những điều đó đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý những người ở trong một khối kinh tế mà hoạt động kinh doanh đang xấu đi – và đồng euro đã giảm giá mạnh.
ECB, cũng không còn xa lạ với thời kỳ khó khăn, dự kiến sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm lần thứ tư vào thứ năm, với nhiều đợt cắt giảm khác được dự đoán.
Lạm phát tăng có nghĩa là ECB không có khả năng cắt giảm lãi suất sâu hơn nữa. Nếu đúng như dự đoán thì Giám đốc ECB Christine Lagarde có thể sẽ nhấn mạnh đến sự thận trọng và phụ thuộc vào dữ liệu trong cuộc họp vào tuần tới.
Lãi suất của ECB.
2/ NHTƯ ÚC KHÓ XỬ, THỤY SỸ GIỮ NGUYÊN LÃI SUẤT
Ngân hàng trung ương Úc, họp vào thứ Ba (10/12), đang ở trong tình thế khó khăn. Nền kinh tế đang Úc trì trệ, đồng tiền ở mức thấp nhất trong bốn tháng nhưng lạm phát dai dẳng ở mức cao đủ để khiến khả năng cắt giảm lãi suất nhiều lần là không thể.
Thị trường dự đoán chỉ có dưới 15% khả năng Ngân hàng trung ương Úc sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm cơ bản trong kỳ họp này, và có nhiều khả năng mức giảm lãi suất từ nay đến tháng 7/2025 sẽ chỉ là 50 điểm cơ bản.
Ngược lại, Ngân hàng Canada có vẻ sẽ đáp ứng mong muốn của các nhà đầu tư về việc cắt giảm thêm. Ngân hàng này cho biết lạm phát đã là chuyện của quá khứ và có thể sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm nữa, khiến thị trường chia rẽ về việc liệu cuộc họp ngày 11 tháng 12 của ngân hàng này sẽ đưa ra mức cắt giảm 25 điểm cơ bản hay thậm chí là 50 điểm cơ bản.
Ngân hàng trung ương ôn hòa nhất trong nhóm G10 hiện là Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Với lạm phát ở mức 0,7%, ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 12/12.
Lãi suất của Úc, Canada và Thụy Sỹ.
3/ DỮ LIỆU LẠM PHÁT CỦA MỸ
Trong khi các thị trường đang hướng tới việc Fed bình thường hóa chính sách tiền tệ, dữ liệu lạm phát tháng 11 của Mỹ công bố vào thứ Tư tới sẽ là thông tin rất quan trọng. Fed đã cắt giảm lãi suất tổng cộng 75 điểm cơ bản kể từ tháng 9/2024 sau nhiều tháng lạm phát hạ nhiệt và dự kiến sẽ giảm thêm 25 điểm cơ bản nữa vào cuối tháng 12.
Nhưng con đường phía trước vẫn chưa rõ ràng. Nền kinh tế Mỹ đã chứng minh là mạnh hơn dự kiến và Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng có rất ít lý do để đẩy nhanh tốc độ cắt giảm.
Nếu dữ liệu sắp tới cho thấy lạm phát ở mức cao có thể củng cố quan điểm đó và có khả năng khơi lại việc bán tháo trái phiếu và củng cố đồng USD nếu các nhà đầu tư quyết định tiếp tục hủy bỏ các khoản cược về mức cắt giảm lãi suất của Fed vào năm tới. Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy các nhà phân tích ước tính giá tiêu dùng của Mỹ tháng 11/2024 tăng 0,2%, tương đương mức tăng của tháng 10.
Lạm phát của Mỹ.
4/ BITCOIN VƯỢT NGƯỠNG QUAN TRỌNG
Có vẻ như việc Bitcoin vượt qua ngưỡng 100.000 USD là không thể tránh khỏi, sau lời hứa của của ông Trump khi tranh cử là sẽ biến nước Mỹ thành “thủ đô tiền điện tử của hành tinh”.
Nhưng thực tế thì biến động của Bitcoin còn dữ dội hơn dự kiến khi tăng vọt từ dưới 99.000 USD lên mức 103.619 USD chỉ trong vòng hai giờ trước khi hạ nhiệt một chút. Chất xúc tác có thể là sự xác nhận về việc Trump chọn cựu chiến binh tiền điện tử Paul Atkins để điều hành SEC. Tất nhiên, 100.000 USD chỉ là một con số – nhưng những người trung thành cũng như những người hoài nghi coi đó là một cột mốc quan trọng trong hành trình 16 năm hướng tới tính hợp pháp của Bitcoin.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lịch sử của đồng tiền này được viết bằng những đợt tăng giá nghẹt thở và những lần đảo ngược tình thế. Trong khi những con số như 150.000 USD vào năm 2025 đã được đề cập đến, thì trên biểu đồ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, mã thông báo này đang nhấp nháy mức mua quá mức.
Bitcoin vượt 100.000 USD.
5/ CUỘC HỌP CUỐI CÙNG CỦA THỐNG ĐỐC ROBERTO CAMPOS NETO
Ngân hàng trung ương Brazil sẽ tổ chức cuộc họp cuối cùng dưới thời Thống đốc Roberto Campos Neto vào thứ Tư (11/12), với dự kiến lãi suất sẽ tăng mạnh thêm 75 điểm cơ bản sau hai lần tăng đưa lãi suất lên 11,25%.
Campos Neto, người sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 19/12, cho biết một cú sốc tài chính tích cực có thể làm giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái và lợi suất dài hạn tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Nhưng gói tài chính của chính phủ mà thị trường đã rất kỳ vọng thực tế lại gây thất vọng, ảnh hưởng xấu tới các thị trường rủi ro.
Đồng real của Brazil đã giảm khoảng 20% so với đồng USD tính đến thời điểm hiện tại và khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ – thể hiện trong quý 3 – đang làm gia tăng lo ngại về lạm phát. Trong khi các nhà hoạch định chính sách Brazil chật vật với những thách thức ngày càng tăng, Quốc hội bận rộng với việc tranh luận về các biện pháp hạn chế chi tiêu và kiềm chế tăng trưởng nợ.
Lãi suất và lạm phát của Brazil.
Tham khảo: Reuters-