Xã Hội

Tàu chở hàng đâm biến dạng cầu quay đường sắt Tam Bạc

Khoảng 19 giờ 30 ngày 6.7, cầu quay đường sắt bắc qua sông Tam Bạc (cầu Quay) thuộc địa bàn Q.Hồng Bàng (Hải Phòng) bị tàu hàng Ninh Bình mang số hiệu NB-6759 đâm biến dạng.

Sau cú đâm va, tàu NB-6759 bị mắc kẹt dưới gầm cầu Tam Bạc

Vào thời điểm trên, tàu NB-6759 chở hàng hóa là clinke di chuyển theo hướng từ sông Lạch Tray qua sông Tam Bạc ra sông Cấm thì bất ngờ cabin tàu đâm vào dầm cầu Quay.

Hải Phòng: Tàu chở hàng đâm biến dạng cầu quay đường sắt Tam Bạc- Ảnh 2.

Cơ quan chức năng làm việc với chủ phương tiện điều khiển tàu chở hàng đâm va vào cầu Quay

LINH NGỌC

Cú đâm mạnh khiến mặt cầu biến dạng; 2 lan can cầu đứt lìa; đường ray xe lửa cong, xô lệch. Các chuyến tàu từ ga Hải Phòng đi ga Hà Nội đã phải di chuyển tạm thời sang nhà ga Thượng Lý để đón, trả khách.

Hải Phòng: Tàu chở hàng đâm biến dạng cầu quay đường sắt Tam Bạc- Ảnh 3.

Cầu quay xe lửa bị biến dạng sau cú đâm của tàu NB-6759; đường ray xe lửa trên cầu bị cong, xô lệch

Người dân chứng kiến sự việc cho biết, thời điểm xảy ra sự cố, nước trên sông Tam Bạc dâng cao, trong khi đó, độ cao tại khoang thông thuyền của cầu Quay vốn thấp lại càng thêm thấp. Có thể do trời tối, lái tàu NB-6759 không quen luồng lạch, địa hình, không quan sát, tính toán kỹ, vẫn cho tàu lưu thông qua cầu dẫn đến vụ việc nói trên.

Hải Phòng: Tàu chở hàng đâm biến dạng cầu quay đường sắt Tam Bạc- Ảnh 4.

Cơ quan chức năng phong tỏa cầu Quay để phục vụ điều tra, làm rõ nguyên nhân va chạm

LINH NGỌC

Hiện, cơ quan chức năng Hải Phòng đã phong tỏa toàn bộ cầu Quay, kéo tàu hàng ra khỏi gầm cầu; đồng thời tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc.

Cầu Quay Hải Phòng được khởi công năm 1901, hoàn thành năm 1902. Cầu được xây bằng dầm thép, có 2 nhịp và 3 khoang thông thuyền, phục vụ cho cả đường bộ và đường sắt. 

Để không gây trở ngại cho các tàu thuyền qua lại trên sông, các kỹ sư người Pháp đã thiết kế nhịp giữa cầu có thể quay ngang 90 độ. Đó chính là nguồn gốc tên gọi cũng như nét độc đáo của cầu Quay xưa. Những năm đầu, cầu được điều khiển thủ công bởi 5 – 6 công nhân người Việt. Họ sử dụng hệ thống ròng rọc để quay cả một nhịp cầu dài khoảng 50 m, nặng cả trăm tấn. Sau một thời gian, việc vận hành được thực hiện bằng động cơ điện, nhưng cầu vẫn có thể được vận hành bằng tay nếu cần thiết. Cầu Quay được coi là một trong những công trình kiến trúc thời Pháp đặc sắc của Hải Phòng.


Nguồn