Thuế quan là chủ đề nổi cộm
Dưới đây là những sự kiện thế giới đáng chú ý trong tuần 31/3-4/4/2025:
1/ THUẾ QUAN KHẮP NƠI
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng ngày 2/4, thời hạn mà ông sẽ công bố toàn bộ chính sách thương mại, bao gồm cả thuế quan, sẽ được gọi là “Ngày giải phóng”.
Diễn biến xung quanh vấn đề áp thuế 25% đối với xe nhập khẩu vào Mỹ, chẳng hạn như những phát ngôn về mong muốn của ông Donald Trump về phản ứng của các đối tác sau khi thuế 25% đối với ô tô được công bố, là một ví dụ về cách thức truyền đạt chính sách thương mại của Mỹ.
Sự khó lường về chính sách thuế quan dưới thời Tổng thống Donald Trump tạo nên một môi trường giao dịch hỗn loạn, trong đó việc lập kế hoạch cho mọi thứ từ một nhà máy mới, đến một kỳ nghỉ để quản lý danh mục đầu tư đã trở nên phức tạp hơn.
Nỗi lo sợ hãi về cách tiếp cận toàn diện đối với các loại thuế của Mỹ đã được giảm bớt phần nào trong những ngày gần đây bởi những gợi ý từ Nhà Trắng rằng Tổng thống Donald Trump có thể thực hiện một cách tiếp cận có mục tiêu hơn — giúp đồng USD và cổ phiếu Phố Wall tăng nhẹ.
Nhưng thực tế là các nhà đầu tư vẫn còn rất mù mờ về những điều này.
Những thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều ô tô nhất trong năm 2024.
2/ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ MỸ NHÌN TỪ THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM
Những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ sẽ được kiểm tra bằng dữ liệu về thị trường việc làm, sẽ được công bố vào ngày 4/4/2025.
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, thị trơngf Mỹ tháng 3/2025 ước tính chỉ tạo thêm được 128.000 việc làm, thấp hơn mức 151.000 của tháng 2/2025.
Nhưng mức tăng trưởng việc làm như vậy vẫn có thể khiến các nhà đầu tư yên tâm rằng nền kinh tế Mỹ không trượt dốc về phía suy thoái. Hiện thị trường dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện 2 lần cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay để củng cố nền kinh tế.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi xem bộ phận do Elon Musk phụ trách sẽ cắt giảm được bao nhiêu việc làm trong bộ máy lao động Mỹ.

Số việc làm mới ở Mỹ trong tháng 3/2025 ước tính thấp nhất 5 tháng.
3/ CÁC THỊ TRƯỜNG XÁO TRỘN MẠNH
Các thị trường trong quý đầu tiên của năm 2025 đã biến động rất mạnh mà ngay cả những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất cũng không lường trước được.
Nói một cách thẳng thắn, Tổng thống Donald Trump khiến cho nhiều thứ bị biến mất. Hàng nghìn tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi các công ty công nghệ siêu lớn – đã thống trị thị trường thế giới trong nhiều năm. Giá vàng tăng mạnh lên mức cao kỷ lục và đồng USD giảm gần 4% trong quý 1/2025. Cổ phiếu quốc phòng châu Âu đã tăng mạnh sau khi Mỹ phát tín hiệu rằng sự hỗ trợ quân sự của họ không còn được đảm bảo nữa và ngay cả cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc cũng tăng mạnh.
Quý 2/2025 dự kiến cũng sẽ không êm ả. Bước sang quý 2, Tổng thống Donald Trump sẽ trình bày chi tiết về kế hoạch thuế quan của mình trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi lớn là liệu điều đó có gây ra suy thoái hay không?

Cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn giảm mạnh trong năm 2025.
4/ MÔI TRƯỜNG CỦA EUROZONE – BỐI CẢNH CỦA ECB
Dữ liệu lạm phát của khu vực đồng euro, công bố vào thứ Ba (1/4/2025) là rào cản tiếp theo đối với các nhà giao dịch chứng khoán, những người đang cố gắng đánh giá liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có cắt giảm lãi suất trong tháng 4 hay không.
Trong những ngày gần đây, thị trường đã trở nên tự tin hơn vào khả năng này và hiện đang dự đoán có khoảng 80% khả năng ECB sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất vào ngày 17/4, đưa lãi suất chủ chốt của ECB xuống 2,25%, mặc dù quan điểm của các nhà hoạch định chính sách có vẻ không nhất trí cao như vậy.
Nhưng việc cắt giảm lãi suất thêm nữa trong năm nay có lẽ chỉ là vấn đề thời gian, và rủi ro đối với tăng trưởng của khối Eurozone vẫn còn rất cao sau thời điểm 2/4, ngày mà Tổng thống Mỹ sẽ công bố kế hoạch thuế. Hơn nữa, mức thuế mới đối với ô tô nhập khẩu mà Mỹ vừa công bố càng khiến cho triển vọng kinh tế Châu Âu thêm mờ nhạt.
Câu hỏi lớn hơn nữa là những gì sẽ xảy ra trong tương lai? Các thị trường đã phản ứng trước việc Đức xây dựng kế hoạch chi tiêu ngân sách mạnh tay và Châu Âu nỗ lực củng cố khả năng phòng thủ của mình – điều sẽ có tác động đến tăng trưởng và lạm phát trong khu vực này. Ví dụ, BNP Paribas nhận định ECB sẽ tăng lãi suất vào năm tới.

Diễn biến lạm phát và lãi suất của Eurozone.
5/ NGÂN HÀNG ÚC SẼ HẠ LÃI SUẤT, NHƯNG CHƯA PHẢI LÚC NÀY
Ngân hàng Dự trữ Úc đang tiến gần hơn đến lần cắt giảm lãi suất thứ hai kể từ năm 2020. Lạm phát tiến dần đến mức an toàn và thị trường việc làm bất ngờ hạ nhiệt đã chứng minh điều đó.
Mặc dù vậy, các nhà giao dịch và nhà phân tích vẫn cho rằng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp vào thứ Ba (1/4).
Ngân hàng trung ương Úc đã cắt giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 2/2025 và phát tín hiệu cứn rắn cảnh báo thị trường không nên cho rằng sẽ có thêm nhiều động thái cắt giảm thêm nữa. Các nhà đầu tư dự đoán có 70% khả năng EBA sẽ hạ lãi suất trong kỳ họp tháng 5/2025.

Diễn biến lạm phát và lãi suất của Úc.
Tham khảo: Reuters