TIẾP THỊ & TIÊU DÙNG

Yên Nhật tăng vọt, giá dầu lao dốc


Những sự kiện đáng chú ý nhất trong quý vừa qua có thể kể đến các chỉ số chứng khoán trên khắp thế giới và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đều tăng khoảng 6%, giá vàng tăng gần 15%, đồng yên tăng mạnh – 11%, giá dầu giảm 17% và các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất mạnh mẽ nhất kể từ đại dịch Covid-19.


“Cơn bão” biến động bắt đầu khi đồng yên – vốn “ngoan ngoãn” – trở nên “điên cuồng” khi triển vọng lãi suất Nhật Bản tăng cao trong khi các dữ liệu kinh tế Mỹ bắt đầu có vẻ bất ổn.


Chỉ trong vài tuần, chỉ số cổ phiếu thế giới – MSCI toàn cầu – đã mất 6 nghìn tỷ USD trong bối cảnh nhà đầu tư tham gia vào một trong những bán tháo mạnh mẽ nhất trong nhiều năm, đặc biệt là đối với Big Tech (cổ phiếu các công ty công nghệ hàng đầu). Các nhà giao dịch đã dự đoán Mỹ sẽ hạ lãi suất 1 hoặc 2 lần trong năm nay sang 5 hoặc 6 lần.


“Sự kiện đáng chú ý nhất trong quý III là giao dịch chênh lệch lãi suất đồng yên đã bị phá vỡ”, chuyên gia Kit Juckes của Societe Generale cho biết, giải thích về chiến lược vay tiền giá rẻ ở Nhật Bản để mua tài sản có lợi suất cao hơn ở những nơi khác.


“Điều đó, cùng với những dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ bắt đầu xuất hiện, thực sự đã làm thay đổi mạnh mẽ các thị trường”.





Những thị trường biến động mạnh nhất: đồng yên Nhật Bản, chỉ số S&P 500 và lãi suất.


Tuy nhiên, triển vọng chi phí đi vay giảm xuống đã phát huy tác dụng. Đến cuối tháng 8/2024, thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu hồi phục và thị trường chứng khoán Trung Quốc có dấu hiệu sẽ tăng đáng kể.


Sau khi Bắc Kinh tung ra các biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm cả giảm lãi suất và đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhắm vào thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, chỉ số chứng khoán Trung Quốc (


Shanghai Composite (


SSEC


)


ghi nhận tuần mạnh nhất kể từ năm 1996 và chỉ số chứng khoán bất động sản


CSI 300 (.CSI000952),


đã tăng vọt thêm 1/3 giá trị.


Sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã thúc đẩy chỉ số chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi (.MSCIEF) và chỉ số biến động toàn cầu (.VIX) tăng vọt trong quý 3 (cả 2 chỉ số đều có quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2022).


“Kinh tế Trung Quốc cần phục hồi để duy trì ​​sự thay đổi tích cực trên thị trường chứng khoán ở các nền kinh tế mới nổi”, Claus Born, nhà quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi của Franklin Templeton cho biết, và thêm rằng: “Ảnh hưởng của Trung Quốc rất quan trọng”.


Gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc đã đẩy giá cổ phiếu thế giới đồng loạt tăng mạnh.


LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ


Mặc dù nhìn chung tăng mạnh trong quý 3 nhưng thị trường chứng khoán thế giới cũng có những dấu hiệu bầm dập sau tháng Tám sóng gió.


Trong số các cổ phiếu công nghệ nhóm


“Magnificent Seven” (nhóm 7 hãng công nghệ hàng đầu thế giới),


Nvidia, Microsoft, Amazon và Google – đều kết thúc quý III thấp hơn so với lúc bước vào quý III.


Tuy nhiên, đừng hoảng sợ. Cổ phiếu của Apple, Meta và Tesla lần lượt tăng 9%, 13% và 32% trong quý 3/2024 trong khi của Nvidia đã tăng 145% trong năm nay.


Trên thị trường hàng hóa, sự kiện đáng chú ý nhất trong quý 3 là giá dầu giảm 17%, mặc dù xung đột leo thang ở Trung Đông, nơi các cuộc ném bom của Israel hiện đã lan sang Lebanon.


Căng thẳng ở Trung Đông và đồng USD yếu hơn đã giúp đẩy giá vàng quý 3 lập những kỷ lục cao mới trong lịch sử và tăng mạnh nhất kể từ 2016


Trong nhóm nông sản, tình trạng thiếu hụt ca cao đã đẩy giá tăng 87% trong năm nay, dự kiến sẽ là mức tăng lớn thứ hai trong lịch sử, trừ khi giá giảm mạnh trong quý 4.


Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi sự biến động. Mức độ đánh giá rủi ro của trái phiếu Pháp đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, làm đau đầu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.


Đồng euro cũng đã giảm so với các đồng tiền khác ở châu Âu như đồng bảng Anh và franc Thụy Sĩ. Dữ liệu của Quỹ Gramercy cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp, bao gồm cả chênh lệch lợi suất giữa lợi suất trái phiếu Pháp và lợi suất trái phiếu Đức lên tới 80 điểm cơ bản.





Lợi suất trái phiếu của Pháp, Đức và Tây Ban Nha.


TRIỂN VỌNG QUÝ 4


Dự kiến các thị trường sẽ không kết thúc năm 2024 một cách yên ả, với việc trong quý 4 sẽ diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 với 2 ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng- ông Donald Trump và bà Kamala Harris.


Các nhà phân tích của ngân hàng BofA nhấn mạnh rằng ngay cả trong điều kiện bình thường, chỉ số .VIX, “thước đo nỗi sợ hãi” của Phố Wall, thường tăng khoảng 25% trong giai đoạn tháng 7 – tháng 11 trong những năm bầu cử ở Mỹ.


Kết quả bầu cử – có thể dẫn tới việc Mỹ gia tăng các thuế quan thương mại nếu ông Trump thắng – sẽ gây ra nhiều biến động hơn nữa trên các thị trường nếu các nhà đầu tư cảm thấy kết quả bầu cử có thể ảnh hưởng đến kế hoạch lãi suất của Fed.


Các nhà kinh tế của JPMorgan ước tính lạm phát của Mỹ có thể tăng vọt 2,4% nếu Donald Trump thắng và áp thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cùng thuế tối thiểu toàn cầu (


universal minimum tariff)


10% đối với hàng nhập khẩu từ nơi khác. JPMorgan cũng cho rằng điều này sẽ đẩy USD tăng giá thêm 4-6%.


Tình hình địa chính trị trong quý 4 dự kiến cũng sẽ có nhiều rủi ro và phức tạp hơn. “Các cuộc xung đột ở Trung Đông và Ukraine vẫn tiếp diễn, chưa thấy hồi kết, và cuộc bầu cử ở Mỹ đang đến gần vào ngày 5 tháng 11”, nhà phân tích Henk-Jan Rikkerink của Fidelity cho biết, hàm ý rằng diễn biến địa chính trị trong quý IV sẽ có rất nhiều rủi ro và phức tạp.



Tham khảo: Reuters

Nguồn

Exit mobile version